Trang Nhà

Audio & Video

Thông Tin

Sách

Bài Viết

Sống Khỏe

English

Liên Lạc

Thiền Quán Tâm

email add Xin email tới: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

CÙNG ĐỌC VÀ SUY NGẪM

Những câu trích dẫn dưới đây được rút từ những tư tưởng, dòng suy tư và những gợi ý ngắn của thiền sư Sayadaw U Tejaniya.

Bởi vì chúng bị tách rời ra khỏi ngữ cảnh khi thiền sư giảng, nên có thể không phải lúc nào cũng dễ hiểu được, nhất là đối với những thiền sinh không quen thuộc lắm với cách dạy của thiền sư Sayadaw U Tejaniya hay đối với những người mới nhập môn thiền tập và tìm hiểu Phật pháp.

 

Do đó chúng tôi xin gợi ý là chúng ta chỉ nên đọc và suy ngẫm để lấy cảm hứng từ những câu trích dẫn mà mình cảm thấy có ý nghĩa và hiểu được, và bỏ qua những câu không phải để nói cho mình. Trăn trở với những câu nói mà mình không thể hiểu được chỉ làm cho bạn thêm rối và bực mình thôi.

*Mỗi khi bạn buồn bực điều gì, hãy quay vào nhìn lại trong mình. Không có ai hay bất cứ cái gì bên ngoài để bạn trách cứ vì đã gây ra trạng thái tâm ấy cho mình cả.

*Bất cứ khi nào người ta buồn bực, trầm cảm, đó là một dấu hiệu chắc chắn cho thấy họ đã mong muốn điều gì đó và không đạt được nó.

*Những phiền não nhỏ xíu rồi cũng đều lớn lên. Cuối cùng chúng ta cần phải đạt tới khả năng nhìn ra được ngay cả những biểu hiện vi tế nhất của tham, sân.

*Khi không có tham, sân ở trong tâm, thì bạn mới có khả năng ra quyết định đúng đắn được.

*Bạn sẽ chú tâm vào cái gì? Nhìn? Nghe? Ngửi? Nếm? Xúc chạm? Hay suy nghĩ? Hay là bạn sẽ dính mắc và bị lôi đi theo cái nhìn, nghe, ngửi, nếm, xúc chạm và suy nghĩ đó? Bạn có bị cuốn đi theo dòng suy nghĩ hay không? Đừng để bị các thói quen cũ cuốn mình đi như thế; hãy thu thúc, kiềm chế cái tâm của mình.

*Đôi khi có những suy nghĩ vi tế đến nỗi bạn không thể biết được có phải nó bị thúc đẩy bởi phiền não hay không nữa, nhưng bạn có thể cảm nhận được điều đó.

*Chúng ta phải nhận ra được phiền não gây hại ra sao. Phải mất cả một thời gian rất dài, tâm ta mới thực sự mệt mỏi và chán chường phiền não; chỉ mỗi hiểu biết tri thức rằng tham, sân, si là xấu thôi thì không đủ. Thực ra hầu hết mọi người đều muốn được sống cùng tham sân si cả. Tất cả chúng ta đều phải trải qua những giai đoạn khó khăn liên tục nhìn phiền não không ngừng, ở đây không có đường tắt. Chỉ khi nào tâm đã thực sự chán ngán phiền não thì nó mới có thể tự giải thoát cho chính mình

*Tại sao khi ở nhà phiền não lại mạnh hơn? Bởi vì đó là nhà CỦA TÔI, vợ CỦA TÔI, xe CỦA TÔI...

*Guồng cuốn của những căng thẳng, bức xúc (stress) trong công việc có thể chậm lại hay thậm chí dừng hẳn nếu mỗi giờ bạn dành ra một vài phút để thực hành niệm hơi thở – hay là tranh thủ thực hành ngay mỗi khi bạn có được chút ít thời gian rảnh rỗi

*Chánh niệm và trí tuệ sẽ tự động tiêu diệt phiền não; chúng ta chỉ có thể tạo nhân duyên, điều kiện thích hợp cho nó xảy ra mà thôi. Chúng ta cần phải nhận ra và chấp nhận phiền não.

*Khi bạn cảm thấy tự tin rằng thế là mình đã hiểu được phiền não, khi đó chính là tâm si đang hoạt động

*Chúng ta phải hành động. Nếu chúng ta không làm gì cả, những dòng suy nghĩ sẽ tiếp tục hoành hoành, làm mưa làm gió. Phiền não rất mạnh, chúng chạy rất nhanh, vì vậy trí tuệ cũng phải thật nhanh để bắt kịp được chúng.
*Chúng ta không thể dừng phiền não lại, mà phải học cách làm việc với chúng. Những người hay chơi game điện tử biết rất rõ điều này. Họ phải giải quyết cho xong một vấn đề hay phải vượt qua một chỗ khó nào đó thì sau đó mới tiến lên được mức điểm cao hơn.

*Chúng ta không thể dùng phiền não để đoạn trừ phiền não. Mỗi khi đối phó với phiền não, chúng ta cần có chánh niệm, hay biết nó – mà không can thiệp vào nó. Trước hết chúng ta cần nhận biết, quan sát và hiểu được những gì đang diễn ra. Mỗi khi gán nhãn cho nó là xấu xa, là chúng ta đã mời gọi tâm sân vào. Hãy luôn luôn kiểm tra lại thái độ của mình.
*Cái cảm giác về “tôi” luôn luôn khởi lên, nhưng đối với tâm thì nó cũng chỉ là một đối tượng quan sát như bất cứ đối tượng nào khác. Bạn có thể học cách nhận biết sự có mặt hay vắng mặt của nó.

*Mỗi khi bạn để cho tâm lười biếng, phiền não sẽ tấn công ngay.

*Mỗi khi bạn nóng lòng hay vội vàng muốn làm hay muốn biết cái gì đó, tâm sẽ bắt đầu tập trung, nhăm nhăm chú tâm và mong muốn kết quả.
Tại sao khi ở nhà phiền não lại mạnh hơn? Bởi vì đó là nhà CỦA TÔI, vợ CỦA TÔI, xe CỦA TÔI...

Sayadaw U Tejaniya

Trích “Chỉ Chánh Niệm Thì Không Đủ “

Người dịch; Sư Tâm Pháp

Trang Nhà

Audio & Video

Thông Tin

Sách

Bài Viết

Sống Khỏe

English

Liên Lạc

Những Bài Được Nghe Nhiều Nhất

S5 Box